Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Văn phòng thám tử tư

Nguy hiểm rình rập văn phòng thám tử tư

Nhiều người hiện nay từ sinh viên, bảo vệ, xe ôm, thậm chí cả người thất nghiệp cũng đổ xô làm thám tử. Nhưng số người bám trụ với nghề này không thể lâu dài vì rất nhiều nguy hiểm rình rập nghề thám tử tư.
Nhiều nguy hiểm rình rập nghề thám tử tư
1.Bị đe dọa tới tính mạng
Khi những người mà thám tử tư nhận nhiệm vụ theo dõi cao tay hơn cả họ thì khả năng bị phát hiện, bị đe dọa tới tính mạng là chuyện rất bình thường. Thậm chí họ theo dõi lại chính thám tử để de dọa, tống tiền và đảo ngược kết quả thám tử thật sự.
2. Nguy hiểm về đêm với nghề thám tử tư
Những thám tử tư thường xuyên phải nhận nhiệm vụ làm việc về đêm, đến những địa điểm hẻo lánh, xa thành phố và phải tác nghiệp một mình. Trong những trường hợp này thì có quá nhiều nguy cơ nguy hiểm đặt ra trước mắt khi họ nhận nhiệm vụ. Nhưng vì đây là nghề nghiệp nên họ bắt buộc phải hoàn thành nhiệm vụ.
3.  Bị cơ quan chức năng hỏi thăm
Khi điều tra, theo dõi thì việc phải xuất hiện liên tục hoặc “lảng vảng” ở khu vực khả nghi là điều mà thám tử tư bắt buộc phải làm và họ thường bị cơ quan chức năng “hỏi thăm”. Ngoài ra thì dân phòng, người dân khi phát hiện “đối tượng khả nghi” là thám tử thì cũng thường gọi ngay công an để đến xử lý. Những lúc này thì thám tử tử phải tìm đủ cách để rút lui mà không nhận mình là thám tử vì đây là ngành nghề không được cấp phép tại Việt Nam.
4. Có thể bị kiện vì xâm phạm đời tư
Nếu thám tử tư nhận nhiệm vụ theo dõi cá nhân, tổ chức và chẳng may bị phát hiện thì rất có thể họ sẽ phải ra trước tòa án vì đã xâm phạm đời tư của người khác. Lúc này thám tử tư có thể bị  tù treo hoặc tù từ 3 – 12 tháng. Làm thám tử tư thì chuyện bạn xâm phạm đời tư người khác là tất nhiên, dù không muốn nhưng cũng không thể tránh khỏi.
Bạn đã quyết định “nhảy vào lửa”
Quyết định chọn nghề thám tử tư là bạn đã quyết định “nhảy vào lửa” – bạn có dám đương đầu. Thực tế thì những đó là hầu hết đội ngũ thám tử ở Việt Nam hiện nay đều là dân “tay ngang”, đến với nghề vì có lòng đam mê hoặc đơn giản vì nghĩ nghề này “hái ra tiền” nên thường có xu hướng “vừa làm, vừa học” để tích lũy thêm kinh nghiệm.

Nhưng nếu bạn muốn thực sự trở thành một thám tử tư chuyên nghiệp và trở thành ông chủ của một công ty thám tử sau này thì tốt nhất nên chuẩn bị về kiến thức ngoại ngữ, kinh tế để ra nước ngoài học chuyên sâu về nghề nghiệp này. Ở nước ngoài thám tử là một ngành nghề được công nhận và người làm thám tử tư bắt buộc phải có giấy phép hành nghề.   

0 nhận xét:

Đăng nhận xét